Phương pháp học toán giúp trẻ nâng cao tư duy, tăng khả năng ghi nhớ Finger Math đang được phổ biến rộng rãi. Phương pháp cung cấp giải pháp tính toán nhanh chóng dành cho trẻ tiểu học và mẫu giáo. Cùng tìm hiểu về Finger Math nhé!
Toán tư duy Finger Math là gì?
Toán tư duy Finger Math có nguồn gốc từ đất nước Hàn Quốc sử dụng phương pháp tính nhẩm bằng ngón tay trong phạm vi dưới 100.
Như truyền thống các bé học ở tiểu học lớp 1,2 sẽ được học các phép toán cơ bản về cộng trừ và thường các bé rất khó, cộng trừ chậm vì đây là kiến thức mới. Đặc biệt là khi phép tính vượt quá 10 vì vượt quá các đầu ngón tay. Nhưng khi sử dụng phép toán tư duy Finger Math thì khác. Phương pháp này đã được nhiều trường mẫu giáo và tiểu học áp dụng thành công trên nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật bản, Hoa Kì, Úc,…
Lợi ích của phương pháp học toán Finger Math
Phương pháp học toán tư duy Finger math có rất nhiều lợi ích trong việc thực hiện các phép tính toán cộng trừ cơ bản.
Thao tác khi thực hiện phương pháp tính toán đòi hỏi có sự phối hợp giữa hoạt động thể chất và đặc biệt là tư duy từ đó giúp cho bán cầu não trái và phải hoạt động cân bằng nhau. Phương pháp Finger Math cũng chính là giải pháp giúp trẻ trở nên yêu môn toán hơn.
Khi thực hiện Finger Math bé có thể tính toán cộng trừ nhiều số có hai chữ số liên tiếp và kết quả cần nhỏ hơn 100. Cách thực hiện phương pháp Finger Math rất đơn giản nên đễ dàng đưa ra đáp án chính xác.
Phương pháp này giúp các bé gặp khó khăn với môn toán giải quyết những con số dễ dàng hơn.
Quy tắc trong học toán Finger Math
Quy tắc bàn tay trái, phải
Tay phải đại diện cho hàng đơn vị: Số 1 là ngón trỏ, số 2 là ngón giữa, số 3 là ngón áp út, số 4 là ngón út, số 5 là ngón cái, số 6 là ngón cái và ngón trỏ, số 7 là ngón cái, trỏ, giữa, số 8 là ngón cái, trỏ, giữa, áp út, số 9 là bàn tay phải
Tay trái đại diện cho hàng chục: 10 là ngón trỏ, 20 là ngón giữa, 30 là ngón đeo nhẫn, 40 là ngón út, 50 là ngón cái. Tương tự như tay trái, sẽ có 60 là ngón cái và ngón trỏ; 70 là ngón cái, trỏ, giữa; 80 là ngón cái, trỏ, giữa, áp út và 90 là bàn tay phải
Vì vậy, để biết hai chữ số ở hai số khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng tay phải cho hàng đơn vị và ghép nó với tay trái cho hàng chục.
Ví dụ: Số 1: ngón trỏ (tay phải) + số 20: ngón trỏ và ngón giữa (tay trái) = số 21
Pingback: Dạy toán tư duy Soroban & Finger Math cho bé mấy tuổi