Mở trung tâm dạy toán tư duy cần thủ tục gì

Mở trung tâm dạy toán tư duy cần thủ tục gì

Trước khi mở một trung tâm toán tư duy thì chúng ta nên biết những tiêu chí mà trung tâm toán tư duy cần:

Có địa chỉ trung tâm rõ ràng, trường học có phòng học với trang thiết bị đầy đủ về bàn học, ánh sáng, thiết bị dạy học và đảm bảo về yêu cầu vệ sinh

Giáo viên, giảng viên, trợ giảng

Có tư duy, bằng cấp, biết nắm bắt tâm lý của học viên, có đầy đủ sức khỏe giảng dạy, đạo đức phẩm chất của một bậc tri thức, không trong thời gian bị cảnh cáo kỷ luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đầy đủ tài liệu học tập, đúng giáo trình, hình ảnh nội dung bài giảng phải đúng tiêu chuẩn giáo dục

Một số những vấn đề xung quanh thủ tục mở trung tâm toán tư duy như:

1. Mở trung tâm dạy toán tư duy Soroban & Finger Math có được thay đổi tên của trung tâm không?

Theo luật doanh nghiệp thì tên của trung tâm phải tuân thủ theo 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng

Đối với phương thức dạy toán soroban đăng ký bảo hộ thương hiệu thì tên gọi phải theo bên nhượng quyền. Bởi bản chất của nhượng quyền là bên nhận nhượng quyền triển khai kinh doanh theo mô hình như bên nhượng quyền.

Ngoài ra, tên trung tâm không được trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó, không được có ký hiệu lạ, ngôn ngữ trong sáng không ảnh hưởng đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

2. Có bắt buộc phải nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền không?

Công nghệ đã phát triển hơn rất nhiều vậy nên việc nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp có thể nộp online theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thủ tục mở một trung tâm dạy toán tư duy gồm những bước

Thủ tục mở một trung tâm dạy toán tư duy gồm những bước sau:

– Bước 1: Nộp hồ sơ

Xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động tổ chức giảng dạy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.

Hồ sơ thủ tục bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
  • Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động đào tạo kỹ năng sống;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
  • Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo kỹ năng sống;
  • Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

– Bước 2: Xử lý hồ sơ

  • Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
  • Đội ngũ giảng viên dạy gồm: Trình độ, bằng cấp liên quan.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê nhà từ 3 năm trở lên.
  • Chương trình, giáo trình giảng dạy.

– Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm quyền quyết định cấp giấy phép hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức bằng văn bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.